Thư gửi về từ nước Nhật | Phần 1| Ấn tượng ban đầu

Cũng khá lâu rồi không viết lách, nay có nhiều thời gian nên cũng nhớ viết vài dòng.

Tôi đáp chuyến bay xuống sân bay Narita của Nhật bản vào những ngày cuối tháng 02 năm 2023 trong một chuyến đi công tác dài ngày bất chợt. Bản thân cũng không chuẩn bị gì nhiều ngoài hành trang cá nhân và một số ít kiến thức về văn hóa Nhật đã tìm hiểu trên mạng.

Với cái lạnh tương đối dễ chịu khoản 8-10 độ C, cái lạnh mà tôi đã khá quen thuộc khi sống ở Hà Nội được vài năm. Sân bay Narita có vẻ vắng vẻ hơn rất nhiều so với các sân bay quốc tế ở Việt Nam như Tân Sân Nhất hay Nội Bài.

Chuyến bay Vietnamairline dừng hẳn, tôi bỡ ngỡ bước ra khỏi máy bay, một cảm giác rất khác so với các lần đi nước ngoài khác như Thái Lan hoặc Singapore. Ở đây tôi được chào đón bằng rất nhiều bảng hiệu hướng dẫn, các bảng hiệu lớn nhỏ chi chít rất phong phú.

Tiếp theo, hàng chục người mặc áo công vụ xếp hàng dài hướng dẫn hành khách đi vô khu vực kiểm tra triệu chứng Covid, họ hướng dẫn bạn từng ly từng tý một. Nhân viên cửa khẩu cũng trẻ, nghiêm nghị nhưng tôn trọng hành khách, tất cả hành động của họ không hành động nào là thừa. Từ ánh mắt cho đến hướng dẫn du khách làm thủ tục.

Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, ngoài nhân viên hải quan và an ninh ra còn khá trẻ thì hầu hết các vị trí khác điều là những người già, tôi đoán không lầm chắc ngoài 60, có cụ đi không nổi. Bất kỳ ai, già trẻ, lớn bé không phân biệt quốc tịch màu da, sau hành động hướng dẫn du khách là hành động cuối chào và cảm ơn của nhân viên sân bay. Đối với các bạn điều này có thể là bình thường, đối với tôi điều đó rất khác thường. Cái mà nước tôi lời chào và cảm ơn xem như rất sa sỉ.

Người Nhật họ cuối gập người xuống chào giống như thứ đã ăn vào máu, từ nhân viên xe BUS cho đến các bác lao công và trong văn phòng làm việc. Đôi khi tôi lại tự hỏi: Không biết họ chào nhiều đến thế để làm gì :).

Người Nhật họ chào nhiều thế vì lễ nghi và phép lịch sự ? Tôi không biết, tôi cũng được Ba Má tôi dạy từ rất nhỏ là “Đi thưa về trình” và qua đây tôi cũng bắt đầu gật đầu, cuối người chào như bị cuốn theo phong cách người Nhật, tôi không chắc thao tác tôi có đúng không và cũng không biết nó có thay đổi gì trong bản chất của mình hay không, nhưng đó là phong tục và văn hóa xứ người mình phải học theo.

Thế rồi dần dần tôi cũng gật chào những người tôi gặp trên đường, trên xe BUS, trên tàu điện, trong thang máy… Tôi nhận ra một điều rất quan trọng, khi bạn cuối chào rất nhiều, con người bạn trở nên kiên nhẫn, đằm tính và kiên trì hơn rất nhiều. Khi cuối chào, tôi có cảm giác mình lùi lại để suy nghĩ, để chậm lại để quan sát và như là lời nhắn nhủ chính mình nhẫn nại và lễ độ.

Mỗi người sẽ có một cách quan sát và cảm nhận khác nhau, với tôi đó là điều rất là đặc biệt, cái mà tôi chỉ được thấy qua phim ảnh.

Thế thôi.

Cường.

Bài học từ đứa trẻ bán cóc ổi dạo

Khi nào quán ăn, quán nhậu các bạn sẽ thấy hình ảnh quen thuộc của những người bán trái cây, cóc ổi dạo. Câu truyện sau đây tui kể về một đứa bé bán cóc ổi ở quán BiBo Mũi Né, Phan Thiết mà tui có dịp ghé qua.

Khoản 6 giờ chiều, gia đình ba người chúng tôi đi lòng vòng kiếm hải sản, đi ngang quán BiBo chúng tôi quyết định nghé vào.

Ngồi một lúc thì có một cháu gái khoản 10-12 tuổi nước da ngâm đen và cặp mắt mệt mỏi ôm thúng trái cây to nặng đến gần bàn chúng tôi mời trái cây.

Trước đó tôi đã mua củ sắn và đậu phộng luộc của một người khác, nên tôi từ chối mua của cháu bé, để tránh ánh mắt mệt mỏi nài nỉ của cháu nên tôi không nhìn vào cháu mà chỉ vào hai bịch trái cây trên bàn và nói: nãy chú mua rồi cháu ơi.

Cháu bé như không năn nỉ được nên bỏ đi, lúc đó con tôi thấy mấy trái xê ri xanh xanh đỏ đỏ nên chạy theo châu gái bán trái cây. Tôi để ý con tui chỉ chỉ vào mấy trái xê ri, cháu bé bán trái cây không nói không rằng lột màng bọc nilong lấy xê ri cho con tui nhìn như người chị đang chăm sóc cho em của mình.

Tự dưng lúc đó tui thấy mình ích kỷ quá, cháu bé không quen biết sẵn sàn lột bịch trái cây đang bán cho con tui vậy mà tui lại trốn tránh ánh mắt mệt mỏi nài nỉ của cháu bé bán hàng.

Có thể tui hơi nhạy cảm, tui tin cháu bé ấy là con, người chị tốt.

Cường

Mũi né 02/05/2022

Chê và khen thức ăn

Cũng lâu lắm rồi tôi ít viết lách một phần vì công việc khá nhiều, một phần vì lười.

Hôm nay có dịp rãnh rỗi viết vài dòng chơi về chê và khen.

Hằng ngày quan sát sung quanh chúng ta thấy rằng có rất nhiều sự chê khen, than phiền về điều kiện sống, về thức ăn, về thời tiết, về mọi thứ.

Tôi thì xuất thân từ gia đình nhà nông nghèo khó, từ nhỏ đã thấu hiểu sự vất vả của cha mẹ để nuôi chín anh em tôi. Để có con cá chiên và rau luộc trên mâm cơm, tôi thấu hiểu rằng ba tui đã dầm mưa dãi nắng, má tui phải bôn ba chợ trời, chị tui phải lo cho đàn em vất vả như thế nào.

Ba tui thường nói trong bữa ăn, để có được bữa ăn ba má và các anh chị em con rất cực khổ, cái gì các con không thích ăn thì để đó, nếu không khen được thì đừng chê. Chị con phải đạp xe mười mấy cây số từ trường về nhà để cơm nước cho các con.

Hơn nữa mỗi người một khẩu vị, con ăn có thể không hợp khẩu vị con chê mặt, chê lạc, chê ngọt nhưng người khác thấy hợp khẩu vị thì sao. Nhiều lúc món ăn không nên nỗi tệ nhưng khi con chê, tâm lý tất cả những người cùng trong bàn ăn sẽ bị ảnh hưởng và họ sẽ cảm thấy món đó không ngon như con.

Thay vì chê, các con có thể nói : món này hôm nay em thấy hơi mặn …. các con luôn luôn mang trong mình tư tưởng biết ơn, biết ơn vì người khâc phục vụ mình, biết ơn vì người khác làm việc gì đó cho mình.

Ba tui nói như vậy, cho đến hơn hai chục năm sau khi tôi tự túc, tự nấu một bữa ăn thì tui mới nhận ra để đúng khẩu vị hai người trở lên nó khó đến mức nào.

Sau này có dịp đi đây đi đó, tôi ăn rất nhiều thức ăn các vùng miền ở VN và mỗi lần ăn, gặp khó chịu gì tôi điều nhớ lời ba tui dạy ngày nào. Tui mang ơn và tôn trọng người đã nấu cho tui ăn, và chấp nhận những thứ mình không thích như một phần của chấp nhận nghịch cảnh và hoà nhập với nó thay vì than phiền nó.

Đi bộ từ Nam ra Bắc đã dạy cho tui rằng, tui không thể nào thay đổi hoàn cành, tui phải ăn tất cả những gì tui thích hoặc không thích. Tui không thể ngăn trời nắng hoặc mưa…. thay vào đó tui chấp nhận nó như một phần của hành trình và tiếp nhận nó một cách vui vẻ.

Thế đấy, thay đổi không một thói quen, lối sống không dễ đâu các bạn, thay đổi cơ bản nhất là cách ăn uống rất khó.

Cường

02/05/2022

Những sai lầm về “chống dịch”

Chào đọc giả,

Với tư cách là một công dân Việt Nam, thông qua cách chống dịch rât “Tiêu cực”. Tôi xin nêu ra ý kiến cá nhân về cách chống dich ở Việt Nam.

Ở đây tôi không biết cũng như không đưa ra giải pháp vì không đủ kiến thức vận hành kinh tế của một quốc gia cũng như đó là công việc vận hành của chính phủ và các quân sư của chính phủ.

1. Sai lầm về thời điểm

Trong thời điểm bắt đầu của đại dịch, Việt Nam đã không chú trọng đến việc mua, đặt hàng vaccine. Tôi không tin là lãnh đạo và các ban cố vấn quyền cao chức trọng trong chính phủ không nhìn nhận được vấn đề nay ?!.

Tôi không biết mua vaccine của các nước tư bản như Mỹ, Anh “khó” đến mức nào. Tôi chỉ thấy các nước đặt mua trước và có vaccine để tiêm cho dân.

Mô hình khoanh vùng dập dịch có kết quả đối với một số tỉnh có mật độ dân cư thấp, sự lưu thông đi lại giữa các tỉnh với nhau ít, biến chủng Virus cũ không phải chủng Delta.

Chúng ta lấy mô hình chống dịch đã lỗi thời của Bắc Ninh làm mẫu trong khi không đúng với hoàn cảnh điều kiện dân sinh ở các địa phương khác như Sài Gòn.

Chúng ta quá chủ quan trong việc chuẩn bị, chủ quan ở đây là chủ quan về y tế, hậu cần cho ngành y tế. Nhân viên y tế như những người lính, họ cần được trang bị “Vũ khí” là Vaccine là trang thiết bị y tế và cả sự chăm sóc về mặt tư tưởng tinh thần để họ có sự yên tâm trong việc điều trị cho người dân.

2. Sai lầm về cách ly tập trung

  • Cách ly tập trung là một ý tưởng theo tôi đó là “lý tưởng”, vâng lý tưởng khi chúng ta đáp ứng được khoản cách và nhu yếu phẩm cho từng người đi cách ly. Và với tôi cái điều kiện được coi là lý tưởng như thế này không bao giờ có vì sao ? Vì mỗi địa phương sẽ có điều kiện tài chính, cơ sở vật chất khác nhau nên hoàn toàn không thể tạo ra điều kiện “Lý tưởng” như trên lý thuyết được. Cái thứ hai, số lượng người nhiểm quá nhiều, và lượng người âm tính “giả”, dương tính “giả” cũng rất nhiều. Vậy với điều kiện sinh hoạt chật chội, vệ sinh chung dơ bẩn khi dồn một lượng người lớn vào và khóa trái cửa ai dám đảm bảo họ không lây chéo cho nhau? [1].
  • Người được đưa đi cách ly tập trung có những người có bệnh thâm niên cần theo dõi và điều trị hằng ngày. Vào khu cách ly tập trung ai sẽ đảm bảo các nhu cầu về y tế của các bệnh nền được đầy đủ ?. Khi nhu cầu y tế không đầy đủ kéo theo cơ thể suy nhược cộng với môi trường cách ly không đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh. Những người này vô tình trở thành con mồi ngon cho Virus Covid. Nhóm người bị thiệt hại nhiều nhất là người lớn tuổi và người có bệnh nền [2].
  • Khi vào khu cách ly, tâm lý người ta ít nhiều đã suy sụp. Việc cách ly làm tâm lý suy sụp hơn, đồng nghĩa với sức khỏe sụt giảm.
  • Kiến thức, ý thức, cách sinh hoạt khác nhau. Chúng ta gom mấy trăm, mấy nghìn, mấy chục nghìn con người vào một chổ không ai đảm bảo được tất cả tuân theo quy tắc phòng dịch, vậy lây chéo với nhau là điều tất nhiên.
  • Để phục vụ cho hàng vạn con người trong khu cách ly, chúng ta phải có lực lượng hậu cần khổng lồ để lo ăn ngủ ỉa đái cho họ.
  • Giai đoạn đầu người dân bị cưỡng chế đi cách ly tập trung, vì vậy nãy sinh ra nhiều câu truyện bi hài mà trước đó tôi đã được xem ở Vũ Hán [3]. Và bây giờ chính quyền Sài Gòn lên tiếng gọi đó là sự hiểu lầm [4]. Vậy đã có nghiên cứu nghiêm túc nào thống kê “Sự hiểu lầm” ấy đã vô tình làm tổn hại đến sức khỏe sinh mạng của người bị đưa đi cách ly hay chưa?

3. Sai lầm về đóng cửa

Giãn cách xã hội” rồi các chỉ thị của chính phủ đưa ra nhằm hạn chế người dân ra đường thực ra là hành động “Đóng cửa” nền kinh tế.

Các bạn có thể hình dung như vầy, kinh tế một đất nước vận hành như một cỗ máy trong đó có mỗi bộ phận làm một công việc chuyên môn khác nhau và là một mắc xích trong một sợi dây xích dài. Chỉ cần một mắc xích bị đứt gãy thì toàn bộ sợ dây sẽ bị hư hỏng.

Đóng cửa ảnh hưởng đến ba lãnh vực xương sống như sau:

  • Sản xuất: Việc đóng cửa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cực kỳ lớn, đối với một doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, họ phải giành giật được hợp đồng sau đó lên kế hoạch sản xuất, thu mua nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo công nhân mất cả vài tháng đến mấy năm trời chứ không phải một ngày một bữa. Việc ngăn sông cấm chợ và quy định chồng chéo giữa các địa phương làm tăng chi phí vận tải hoặc cắt đứt sự lưu thông hàng hóa kéo theo doanh nhiệp không đủ nguyên vật liệu sản xuất. Mô hình ba tại chổ là một minh chứng cho việc thất bại của chính sách cũng như không hiểu biết về cách vận hành doanh nghiệp sản xuất. Một dây chuyền sản xuất có cả hàng trăm công nhân, mỗi người làm một công đoạn khác nhau, đùng một cái một vài công nhân trong công đoạn nào đó không thể đi làm được vì “Ai ở đâu ở yên đó” thử hỏi sản xuất như thế nào ? Cần thời gian, chi phí bao lâu để đào tạo những người còn lại có thể thay thế các công nhân đó?. Riêng đối với các nhà đầu tư FDI không dễ để họ xây dựng các nhà máy sản xuất ở VN, các hiệp hội doanh nghiệp FDI họ cũng đã lên tiếng vì đây là cuộc chơi toàn cầu, không được thì họ sẵn sàng bỏ đi. Nước nghèo như VN là chịu thiệt hại đầu tiên. Đừng đưa lý luận mang tính chất cảm tính khi chơi trong môi trường toàn cầu, nền kinh tế thị trường. và kết quả là hàng chục nghìn doanh nghiêp có nguy cơ và đã phá sản [7]
  • Nông nghiêp: Lúa, đìa tôm, trái cây…. đến vụ phải thu hoạch nhưng người nông dân không thể ra đồng để thu hoạch. Việc cản trở lưu thông hàng hóa “Không phải thiết yếu” đẩy các đơn vị chăn nuôi thiếu hụt nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm. Gia cầm, thủy sản đến thời gian phải xuất chuồng nhưng không có thương lái thu mua do phong tỏa. Vậy các chi phí, thiệt hại này ai gánh?. Chưa nói đến an ninh lương thực, như chúng ta biết miền tây là vựa lúa, nông sản của cả nước.
  • Bán lẻ: Bán lẻ ở Việt Nam được hiểu là sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ chòm hỏm, chợ truyền thống, chợ đầu mối… thậm chí bà bán rau mua thún bán bưng cũng là hình thức bán lẻ. Tất cả các kênh bán lẻ điều cấm người dân mua trực tiếp mà thông qua sự “Đi chợ hộ” của chính phủ. Việc này không thể đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Mỗi người dân có nhu cầu khác nhau, không thể đánh đồng mọi người điều như nhau được. Khi sản xuất, nông nghiệp bị đứt gãy thì bán lẻ sẽ không đủ hàng hóa cung ứng dẫn đến giá cả tăng cao, người dân đã khó khăn nay phải gánh thêm các chi phí hàng hóa khác. Các doanh nghiệp bán lẻ, họ có chuyên môn vận hành bán lẻ, phân phối hàng hóa. Shipper có chuyên môn, phương tiện vận chuyển. Chúng ta tự cắt bỏ và làm thay công việc chuyên môn của họ và kết quả là trong 2 tuần đầu đứng hình.

Ba trụ cột của kinh tế VN hầu như tê liệt hoàn toàn. Trong khi các tỉnh, thành phố mang lại nguồn thu ngân sách, ngoại tệ lớn nhất nước lại bị đóng băng vô thời hạn.

4. Sai lầm về bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng

  • Chúng ta đã thực hiện rất nhiều xét nghiệm, cho toàn thành phố, cho tài xế, cho shipper… rất nhiều và rất nhiều gây lãng phí không hề nhỏ trong khi ngân sách có hạng. Và chính quyền Sài Gòn cũng đã thừa nhận việc này [5]. Việc xét nghiệm liên tục và diện rộng giúp phát hiện vài chục ca nhiểm nhưng chi phí quá lớn.
  • Một vấn đề nữa là thông qua xét nghiệm bóc tách F0 thì lây chéo là một câu hỏi lớn chưa được cơ quan có chức năng trả lời. Vì áp lực chỉ tiêu, nhân viên y tế, tình nguyện viên không tuân thủ quy tắc phòng dịch làm lây nhiễm giữa các người đi test với nhau ai sẽ chịu trách nhiệm ?
  • Để “Bóc tách”, “Truy vết” F0 thì dữ liệu về xét nghiệm, test covid phải được cập nhật tức thời lên hệ thống, với một lượng dữ liệu như thế chúng ta xử lý như thế nào ? đã được đưa lên hệ thống hay chưa?
  • Song song với việc xét nghiệm, lượng rác thải y tế của kit test mang theo covid và các bệnh truyền nhiểm khác được xử lý như thế nào ?
  • Câu hỏi tiếp theo, khi bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng rồi chúng ta sẽ làm gì tiếp theo ? Đưa vào cách ly ? quay lại sai lầm về cách ly mục 2 như tôi đã nói trên.
  • Một số nghiên cứu cả VN và thế giới, tỷ lệ lây nhiểm từ ngoài đường rất thấp, chủ yếu là lây nhiểm trong khu dân cư, không gian kín. Và đặc thù của Sài Gòn là đông dân càng phong tỏa thì càng lang rộng

5. Mất niềm tin

  • Mất niềm tin về truyền thông: Truyền thông định hướng người dân an tâm ở nhà, thông tin về “Đóng cửa” được nói giảm nói tránh trấn an người dân. Thông tin chính thức thì được xì ra bởi “ông anh ở phường” nhắn chuẩn bị tích trữ lương thực. Người dân nếu tin truyền thông nhà nước thì trở tay không kịp. Nhu yếu phẩm không có, trong khi chính quyền không đáp ứng hết. Vậy sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng của người dân như thế nào?. Không ai muốn chết vì dịch, bon chen đi siêu thị để bị lây dịch cả, sự đánh úp của chính sách làm cho người dân phải tự lo lấy thân mà thôi. Chính phủ không có một lộ trình rõ ràng, người dân không biết 1 tuần, rồi 2 tuần rồi 1 tháng… họ sẽ đi về đâu.
  • Mất niềm tin về chính sách hỗ trợ: Chúng ta đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho người dân, số người được hỗ trợ không bao phủ hết tầng lớp nghèo, ảnh hưởng nặng từ đại dịch. Vi đâu? vì do “Cơ chế”, do “Tạm trú”, do “Hộ khẩu”. Những người thấp cổ bé họng chỉ biết sống nhờ vào các đoàn từ thiện, hảo tâm. Bởi vậy dân gian truyền tai nhau muốn có 1 triệu rưỡi thì lên Tivi mà nhận.
  • Mất niềm tin về chính sách: Mỗi tỉnh thực thi một chính sách khác nhau bằng mọi giá giữ cho tỉnh mình “XANH” là được, sự chồng chéo này gây biết bao nhiêu phiền phức về thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp vận tải. Hàng loạt các ứng dụng khai báo y tế, di biến động dân cư, giấy phép đi đường… làm cho người dân rối tung rối mù thủ tục giấy tờ.
  • Mất niềm tin về người thực thi chính sách: Một số nơi, những người như Dân Phòng, Công An thực thi chỉ thị của chính phủ một cách thiếu khoa học không thấu tình đạt lý, như giăn hàng rào, khóa cứng cửa, không cho đi mua thực phẩm thiết yếu, cấp cứu… họ chỉ biết phạt và phạt. Người dân chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng, chịu đấm ăn xôi cho qua chuyện.

Đó có thể là kết quả sự vô minh [8] trong cách chống dịch, cách đưa ra chính sách.

[Update 27.09.2021] – https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-tphcm-chung-toi-nhan-thieu-sot-va-mong-su-luong-thu-cua-dong-bao-20210926224623277.htm?gidzl=59n32JiLeMCPXq8ACGcdPHA6Gm8d2FTl2z0HKYLSzMu8Wny89m-kO0_NHGeaKl4qNDmHMc8RlD9VFX6WP0


[1] – https://cand.com.vn/Xa-hoi/Binh-Duong-du-bao-so-ca-mac-COVID-19-co-the-len-den-15-20-ngan-nguoi-i621327/

[2] – https://tuoitre.vn/binh-duong-chan-chinh-cac-diem-cach-ly-dinh-chi-giam-doc-trung-tam-y-te-tan-uyen-20210822215020094.htm

[3] – https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_H%C3%A1n

[4] – https://congan.com.vn/tin-chinh/tphcm-thong-tin-dua-tat-ca-f0-vao-khu-cach-ly-la-hieu-nham-da-chan-chinh_120423.html

[5] – https://zingnews.vn/tphcm-thua-nhan-lay-mau-xet-nghiem-theo-chi-tieu-lon-gay-lang-phi-post1239160.html

[6] – https://hatinh.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-bai/10169/lo-dien-top-10-dia-phuong-dung-dau-ve-thu-ngan-sach-6-thang-dau-nam

[7] – https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/hon-85-000-doanh-nghiep-roi-bo-thi-truong-moi-thang-hon-10-nghin-doanh-nghiep-rut-lui-770151.html

[8] – https://dangvinhcuong.com/2021/09/21/vo-minh/

tôi Viết

Tôi không giỏi văn, tôi không làm những việc liên quan đến văn chương, nhưng tôi lại thích viết. Cũng không biết từ khi nào tôi lại thích viết.

Cái sự viết nó đến cũng rất tình cờ và ngẫu hứng, ngẫu hứng theo không gian và thời gian. Viết như một cách tiêu khiển khi vợ con đang yên giấc, khi phố phường đã nghĩ ngơi sau một ngày bon chen mệt mỏi. Khi ánh mắt người bán vé số không còn đau đáu khi gần đến giờ xổ mà vẫn còn một sấp vé số trên tay. Tôi viết khi những cánh chim mệt mỏi vì mưu sinh đã tạm ngừng bay, đang say vào giấc ngủ vội để rồi lại vội vã thức tỉnh giấc bay đi kiếm ăn.

Continue reading “tôi Viết”

[Chúng ta may mắn]-Phần mở đầu

Kính chào anh/chị đang theo dõi blog của tôi.

Hôm nay tôi sẽ bắt đầu viết lách trở lại với loại bài “Chúng ta may mắn“. Loại câu chuyện ngắn mà tôi sắp kể ra đây được chắc lọc và sắp xếp một cách ngẫu nhiên không theo quy luật nào cả. Các mẫu chuyện cho chúng ta biết thêm một khía cạnh của tâm hồn, cuộc sống mà chúng ta đang sống.

Continue reading “[Chúng ta may mắn]-Phần mở đầu”

New blog for SAP Knowledge sharing

Hi everyone,

Hope you are doing well. Going forward to contribution SAP Technologies. I am make new blog site for you can be author.

Information of blog:

https://sapzero2hero.com

This blogs is free for you all. If you interesting with SAP technology then welcome to you on board.

If you want to be author please raise email to:

dangvinhcuong@live.com

Name of modules / topics you interesting.

Thank you for your knowledge sharing and contribution.

Cuong Dang

[SAP PO] – HTTPS export Certificate and Import to SAP PO

In web-service consumption via SOAP or RESTful using https protocol. We need to import certificate from provider to our SAP PO system.

In this tip, i will show you step by step to download client certificate from internet browser and import into SAP PO system.

Continue reading “[SAP PO] – HTTPS export Certificate and Import to SAP PO”

Integration design and Data migration with staging and with staging tables

Hi buddies,

In this topic i will talk about integration design between SAP and None-SAP via staging tables. I would like to tell you first, this topic not only talk about SAP Process Orchestration but also tell you general concepts when you decide build integration landscape and consult to your customers.

Continue reading “Integration design and Data migration with staging and with staging tables”

About Dang Vinh Cuong (Cody)

About Cody Cuong Dang

He is husband and father of small family. He is living in Viet Nam, he loves read / write blogs.

My personal domain : https://dangvinhcuong.com/

SAP Zero2hero Blogs and Tips: https://sapzero2hero.com

Cody Cuong Dang

Enjoy and have great day.

Cuong Dang

SAP Integration and folders structure in file adapter scenarios

Hi guys,

There are one small note when you do interface data between SAP and None-SAP systems with files adapter scenario. That is “How to design folders structure for Outbound and Inbound Data” then easier for managing partners, permission and archiving files data.

There are two points we need to consider when design folders structure:

Managing

Securities

Continue reading “SAP Integration and folders structure in file adapter scenarios”

Microsoft Excel and SAP Fiori Libraries OData

Hey guys,

Now SAP is moving apps to fiori, this is web-base platform based on HTML5 and JavasScript. There are thousand of fiori apps that SAP released. Instead of go to SAP Fiori portal to search apps and information related, we also can use Microsoft Excel to load OData from SAP Fiori libraries. Data loaded in Excel will help us search Fiori apps faster but you need to understand Fiori OData SAP provided.

In this article, i will show you basic steps to connect to SAP Fiori Libraries and some key tables then you can use by yourself actively.

Continue reading “Microsoft Excel and SAP Fiori Libraries OData”

SAP IDoc tutorial

Hi Guys,

This article, i will show you overview of SAP IDoc concepts and details of IDoc structure. After this topic, functional and SAP PO consultant can understand how to do Inbound and Outbound interface via IDocs.

This article will concentrate to three points:

1.IDoc definitions

2.IDoc structure

3.Outbound | Inbound IDoc configurations

Continue reading “SAP IDoc tutorial”

Văn hóa tăm xỉa răng

Hôm nay rãnh nói về tăm xỉa răng.

Tăm xỉa răng là một cái que nhỏ làm bằng tre hoặc các loại gỗ nhỏ. Mục đích của chúng là sau khi ăn xong, các thức ăn thừa đóng vào khe răng gây khó chịu, nhờ tăm xỉa răng lấy mấy thứ đó ra….chấm hết.

Văn hóa tăm xỉa răng:

Sau khi ăn, ta dùng nó và bỏ nó  sau khi nhấc cái mông khỏi bàn ăn thì không có gì để nói. Ở đây, có người lại ngậm nó trong mồm, miệng vừa đi vừa xỉa, bạn bè nói chuyện oan oan, củng xỉa, lên xe ô tô cũng xỉa, cafe, thuốc lá cũng xỉa….Một số người còn chíp chíp liếm láp bựa thức ăn sau khi xỉa.

Continue reading “Văn hóa tăm xỉa răng”

Bạn làm việc và học tập theo cách nào ?

Thường thì mỗi người có cách tổ chức công việc, học tập và giải trí, giải quyết công việc cá nhân riêng khác nhau.

Có người sử dụng bản viết tay để ghi chú công việc của họ đang làm, có người ghi vào file Word, ghi vào Note điện thoại v.v.v học có người trí nhớ tốt họ có thể ghi nhớ mọi việc mà họ đang làm và sẽ làm.

Với mình, cách làm việc và quản lý công việc cũng như hoạch định công việc của mình theo các “Check List”.

2015-09-26_163952

“Check List” là gì ?

“Check list” là danh sách các bước để mình thực hiện một công việc, một kế hoạch nào đó được định nghĩa sẵn và khi bắt tay vào công việc, bạn cứ theo danh sách từng công việc mà làm theo danh sách đã suy nghĩ ra sẵn.

Tôi có một chuyến đi du lịch vài ngày với bạn bè bằng xe máy từ Sài Gòn ra Nha Trang và quay trở lại Sài Gòn. Tôi sẽ định nghĩa ra các công việc mà tôi sẽ chuẩn bị:

  1. Chuẩn bị xe cộ như thế nào?
  2. Chuẩn bị tài chính như thế nào ?
  3. Chuẩn bị các thuốc men, vật dụng y tế như thế nào ?
  4. …….

=> Rõ ràng với danh sách cần làm tôi chỉ thực hiện theo và mục nào xong tôi đánh dấu đã xong… và cứ như thế, với bất chứ một công việc nào. Tôi điều định hình cho mình một danh sách cần làm.

Continue reading “Bạn làm việc và học tập theo cách nào ?”

[Xàm Xàm] – DBA và đạo đức nghề nghiệp

Kính gửi anh/chị,

download

Trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có người này người kia, người tốt kẻ xấu. Đặt biệt lĩnh vực quản trị hệ thống dữ liệu (DBA) đòi hỏi bạn phải có “Đạo đức nghề nghiệp” cao nhất.
Tại sao tôi nói như vậy ? DBA không trực tiếp giữ két sắt doanh nghiệp của bạn, không thể rút tiền trực tiếp doanh nghiệp bạn. Nhưng DBA canh giữ tài sản vô hình của doanh nghiệp bạn.

Kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh chóng, tất cả các loại dữ liệu điều được số hóa và lưu trữ vào hệ thống máy chủ dữ liệu. Thông tin hợp đồng, khách hàng, các cơ hội kinh doanh nguồn lực tài chính của doanh nghiệp v.v.v điều được lưu trữ và giữ gìn bởi DBA.

DBA là người có quyền cao nhất và dể dàng tiếp cận những nguồn dữ liệu đó nhất, vài năm trước có anh chàng chuyên viên dữ liệu người Mỹ đã lấy cắp thông tin ngoại giao của bộ ngoại giao Mỹ và tố cáo Mỹ trên toàn thế giới thông qua trang mạng https://wikileaks.org/. Điều này chứng tỏ DBA sẽ làm tổn hại đến doanh nghiệp, tổ chức của bạn đến mức nào nếu thuê phải một DBA thiếu đạo đức nghề nghiệp.

Continue reading “[Xàm Xàm] – DBA và đạo đức nghề nghiệp”

[Xàm Xàm] – Database Administrator(DBA) là gì ?

Xin chào các bạn,
Trong lĩnh vực IT có rất nhiều lĩnh vực nhỏ như :
– Developer : Lập trình viên
– Networking Adminitrator : Quản trị hệ thống mạng
– Network Security: Bảo mật hệ thống mạng
– System Analysis: Phân tích thiết kế hệ thống mạng, phần cứng, phần mềm
– Database Administrator(DBA): Quản trị hệ thống cơ sở dữ liệu (Database).

Vậy Database Administrator(DBA) là gì ? Để làm được công việc DBA bạn cần có những kiến thức nào ? và tầm quan trọng của DBA.

Continue reading “[Xàm Xàm] – Database Administrator(DBA) là gì ?”