Chào đọc giả,
Với tư cách là một công dân Việt Nam, thông qua cách chống dịch rât “Tiêu cực”. Tôi xin nêu ra ý kiến cá nhân về cách chống dich ở Việt Nam.
Ở đây tôi không biết cũng như không đưa ra giải pháp vì không đủ kiến thức vận hành kinh tế của một quốc gia cũng như đó là công việc vận hành của chính phủ và các quân sư của chính phủ.
1. Sai lầm về thời điểm
Trong thời điểm bắt đầu của đại dịch, Việt Nam đã không chú trọng đến việc mua, đặt hàng vaccine. Tôi không tin là lãnh đạo và các ban cố vấn quyền cao chức trọng trong chính phủ không nhìn nhận được vấn đề nay ?!.
Tôi không biết mua vaccine của các nước tư bản như Mỹ, Anh “khó” đến mức nào. Tôi chỉ thấy các nước đặt mua trước và có vaccine để tiêm cho dân.
Mô hình khoanh vùng dập dịch có kết quả đối với một số tỉnh có mật độ dân cư thấp, sự lưu thông đi lại giữa các tỉnh với nhau ít, biến chủng Virus cũ không phải chủng Delta.
Chúng ta lấy mô hình chống dịch đã lỗi thời của Bắc Ninh làm mẫu trong khi không đúng với hoàn cảnh điều kiện dân sinh ở các địa phương khác như Sài Gòn.
Chúng ta quá chủ quan trong việc chuẩn bị, chủ quan ở đây là chủ quan về y tế, hậu cần cho ngành y tế. Nhân viên y tế như những người lính, họ cần được trang bị “Vũ khí” là Vaccine là trang thiết bị y tế và cả sự chăm sóc về mặt tư tưởng tinh thần để họ có sự yên tâm trong việc điều trị cho người dân.
2. Sai lầm về cách ly tập trung
- Cách ly tập trung là một ý tưởng theo tôi đó là “lý tưởng”, vâng lý tưởng khi chúng ta đáp ứng được khoản cách và nhu yếu phẩm cho từng người đi cách ly. Và với tôi cái điều kiện được coi là lý tưởng như thế này không bao giờ có vì sao ? Vì mỗi địa phương sẽ có điều kiện tài chính, cơ sở vật chất khác nhau nên hoàn toàn không thể tạo ra điều kiện “Lý tưởng” như trên lý thuyết được. Cái thứ hai, số lượng người nhiểm quá nhiều, và lượng người âm tính “giả”, dương tính “giả” cũng rất nhiều. Vậy với điều kiện sinh hoạt chật chội, vệ sinh chung dơ bẩn khi dồn một lượng người lớn vào và khóa trái cửa ai dám đảm bảo họ không lây chéo cho nhau? [1].
- Người được đưa đi cách ly tập trung có những người có bệnh thâm niên cần theo dõi và điều trị hằng ngày. Vào khu cách ly tập trung ai sẽ đảm bảo các nhu cầu về y tế của các bệnh nền được đầy đủ ?. Khi nhu cầu y tế không đầy đủ kéo theo cơ thể suy nhược cộng với môi trường cách ly không đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh. Những người này vô tình trở thành con mồi ngon cho Virus Covid. Nhóm người bị thiệt hại nhiều nhất là người lớn tuổi và người có bệnh nền [2].
- Khi vào khu cách ly, tâm lý người ta ít nhiều đã suy sụp. Việc cách ly làm tâm lý suy sụp hơn, đồng nghĩa với sức khỏe sụt giảm.
- Kiến thức, ý thức, cách sinh hoạt khác nhau. Chúng ta gom mấy trăm, mấy nghìn, mấy chục nghìn con người vào một chổ không ai đảm bảo được tất cả tuân theo quy tắc phòng dịch, vậy lây chéo với nhau là điều tất nhiên.
- Để phục vụ cho hàng vạn con người trong khu cách ly, chúng ta phải có lực lượng hậu cần khổng lồ để lo ăn ngủ ỉa đái cho họ.
- Giai đoạn đầu người dân bị cưỡng chế đi cách ly tập trung, vì vậy nãy sinh ra nhiều câu truyện bi hài mà trước đó tôi đã được xem ở Vũ Hán [3]. Và bây giờ chính quyền Sài Gòn lên tiếng gọi đó là sự hiểu lầm [4]. Vậy đã có nghiên cứu nghiêm túc nào thống kê “Sự hiểu lầm” ấy đã vô tình làm tổn hại đến sức khỏe sinh mạng của người bị đưa đi cách ly hay chưa?

3. Sai lầm về đóng cửa
“Giãn cách xã hội” rồi các chỉ thị của chính phủ đưa ra nhằm hạn chế người dân ra đường thực ra là hành động “Đóng cửa” nền kinh tế.
Các bạn có thể hình dung như vầy, kinh tế một đất nước vận hành như một cỗ máy trong đó có mỗi bộ phận làm một công việc chuyên môn khác nhau và là một mắc xích trong một sợi dây xích dài. Chỉ cần một mắc xích bị đứt gãy thì toàn bộ sợ dây sẽ bị hư hỏng.
Đóng cửa ảnh hưởng đến ba lãnh vực xương sống như sau:
- Sản xuất: Việc đóng cửa gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cực kỳ lớn, đối với một doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu, họ phải giành giật được hợp đồng sau đó lên kế hoạch sản xuất, thu mua nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo công nhân mất cả vài tháng đến mấy năm trời chứ không phải một ngày một bữa. Việc ngăn sông cấm chợ và quy định chồng chéo giữa các địa phương làm tăng chi phí vận tải hoặc cắt đứt sự lưu thông hàng hóa kéo theo doanh nhiệp không đủ nguyên vật liệu sản xuất. Mô hình ba tại chổ là một minh chứng cho việc thất bại của chính sách cũng như không hiểu biết về cách vận hành doanh nghiệp sản xuất. Một dây chuyền sản xuất có cả hàng trăm công nhân, mỗi người làm một công đoạn khác nhau, đùng một cái một vài công nhân trong công đoạn nào đó không thể đi làm được vì “Ai ở đâu ở yên đó” thử hỏi sản xuất như thế nào ? Cần thời gian, chi phí bao lâu để đào tạo những người còn lại có thể thay thế các công nhân đó?. Riêng đối với các nhà đầu tư FDI không dễ để họ xây dựng các nhà máy sản xuất ở VN, các hiệp hội doanh nghiệp FDI họ cũng đã lên tiếng vì đây là cuộc chơi toàn cầu, không được thì họ sẵn sàng bỏ đi. Nước nghèo như VN là chịu thiệt hại đầu tiên. Đừng đưa lý luận mang tính chất cảm tính khi chơi trong môi trường toàn cầu, nền kinh tế thị trường. và kết quả là hàng chục nghìn doanh nghiêp có nguy cơ và đã phá sản [7]
- Nông nghiêp: Lúa, đìa tôm, trái cây…. đến vụ phải thu hoạch nhưng người nông dân không thể ra đồng để thu hoạch. Việc cản trở lưu thông hàng hóa “Không phải thiết yếu” đẩy các đơn vị chăn nuôi thiếu hụt nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm. Gia cầm, thủy sản đến thời gian phải xuất chuồng nhưng không có thương lái thu mua do phong tỏa. Vậy các chi phí, thiệt hại này ai gánh?. Chưa nói đến an ninh lương thực, như chúng ta biết miền tây là vựa lúa, nông sản của cả nước.
- Bán lẻ: Bán lẻ ở Việt Nam được hiểu là sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ chòm hỏm, chợ truyền thống, chợ đầu mối… thậm chí bà bán rau mua thún bán bưng cũng là hình thức bán lẻ. Tất cả các kênh bán lẻ điều cấm người dân mua trực tiếp mà thông qua sự “Đi chợ hộ” của chính phủ. Việc này không thể đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của người dân. Mỗi người dân có nhu cầu khác nhau, không thể đánh đồng mọi người điều như nhau được. Khi sản xuất, nông nghiệp bị đứt gãy thì bán lẻ sẽ không đủ hàng hóa cung ứng dẫn đến giá cả tăng cao, người dân đã khó khăn nay phải gánh thêm các chi phí hàng hóa khác. Các doanh nghiệp bán lẻ, họ có chuyên môn vận hành bán lẻ, phân phối hàng hóa. Shipper có chuyên môn, phương tiện vận chuyển. Chúng ta tự cắt bỏ và làm thay công việc chuyên môn của họ và kết quả là trong 2 tuần đầu đứng hình.
Ba trụ cột của kinh tế VN hầu như tê liệt hoàn toàn. Trong khi các tỉnh, thành phố mang lại nguồn thu ngân sách, ngoại tệ lớn nhất nước lại bị đóng băng vô thời hạn.

4. Sai lầm về bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
- Chúng ta đã thực hiện rất nhiều xét nghiệm, cho toàn thành phố, cho tài xế, cho shipper… rất nhiều và rất nhiều gây lãng phí không hề nhỏ trong khi ngân sách có hạng. Và chính quyền Sài Gòn cũng đã thừa nhận việc này [5]. Việc xét nghiệm liên tục và diện rộng giúp phát hiện vài chục ca nhiểm nhưng chi phí quá lớn.
- Một vấn đề nữa là thông qua xét nghiệm bóc tách F0 thì lây chéo là một câu hỏi lớn chưa được cơ quan có chức năng trả lời. Vì áp lực chỉ tiêu, nhân viên y tế, tình nguyện viên không tuân thủ quy tắc phòng dịch làm lây nhiễm giữa các người đi test với nhau ai sẽ chịu trách nhiệm ?
- Để “Bóc tách”, “Truy vết” F0 thì dữ liệu về xét nghiệm, test covid phải được cập nhật tức thời lên hệ thống, với một lượng dữ liệu như thế chúng ta xử lý như thế nào ? đã được đưa lên hệ thống hay chưa?
- Song song với việc xét nghiệm, lượng rác thải y tế của kit test mang theo covid và các bệnh truyền nhiểm khác được xử lý như thế nào ?
- Câu hỏi tiếp theo, khi bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng rồi chúng ta sẽ làm gì tiếp theo ? Đưa vào cách ly ? quay lại sai lầm về cách ly mục 2 như tôi đã nói trên.
- Một số nghiên cứu cả VN và thế giới, tỷ lệ lây nhiểm từ ngoài đường rất thấp, chủ yếu là lây nhiểm trong khu dân cư, không gian kín. Và đặc thù của Sài Gòn là đông dân càng phong tỏa thì càng lang rộng
5. Mất niềm tin
- Mất niềm tin về truyền thông: Truyền thông định hướng người dân an tâm ở nhà, thông tin về “Đóng cửa” được nói giảm nói tránh trấn an người dân. Thông tin chính thức thì được xì ra bởi “ông anh ở phường” nhắn chuẩn bị tích trữ lương thực. Người dân nếu tin truyền thông nhà nước thì trở tay không kịp. Nhu yếu phẩm không có, trong khi chính quyền không đáp ứng hết. Vậy sức khỏe tinh thần, dinh dưỡng của người dân như thế nào?. Không ai muốn chết vì dịch, bon chen đi siêu thị để bị lây dịch cả, sự đánh úp của chính sách làm cho người dân phải tự lo lấy thân mà thôi. Chính phủ không có một lộ trình rõ ràng, người dân không biết 1 tuần, rồi 2 tuần rồi 1 tháng… họ sẽ đi về đâu.
- Mất niềm tin về chính sách hỗ trợ: Chúng ta đưa ra nhiều gói hỗ trợ cho người dân, số người được hỗ trợ không bao phủ hết tầng lớp nghèo, ảnh hưởng nặng từ đại dịch. Vi đâu? vì do “Cơ chế”, do “Tạm trú”, do “Hộ khẩu”. Những người thấp cổ bé họng chỉ biết sống nhờ vào các đoàn từ thiện, hảo tâm. Bởi vậy dân gian truyền tai nhau muốn có 1 triệu rưỡi thì lên Tivi mà nhận.
- Mất niềm tin về chính sách: Mỗi tỉnh thực thi một chính sách khác nhau bằng mọi giá giữ cho tỉnh mình “XANH” là được, sự chồng chéo này gây biết bao nhiêu phiền phức về thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp vận tải. Hàng loạt các ứng dụng khai báo y tế, di biến động dân cư, giấy phép đi đường… làm cho người dân rối tung rối mù thủ tục giấy tờ.
- Mất niềm tin về người thực thi chính sách: Một số nơi, những người như Dân Phòng, Công An thực thi chỉ thị của chính phủ một cách thiếu khoa học không thấu tình đạt lý, như giăn hàng rào, khóa cứng cửa, không cho đi mua thực phẩm thiết yếu, cấp cứu… họ chỉ biết phạt và phạt. Người dân chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng, chịu đấm ăn xôi cho qua chuyện.
Đó có thể là kết quả sự vô minh [8] trong cách chống dịch, cách đưa ra chính sách.