[Chúng ta may mắn] – Nhạo bán tôn giáo


Kính chào Anh/Chị,

Mấy hôm nay Phật Giáo Việt Nam dậy sóng với những bài hội thoại của tiến sỹ Dương Ngọc Dũng trên giảng đường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (KHXHNV) Sài Gòn mỉa mai, bán bổ tôn giáo Phật Giáo.

Sau đây là những suy nghĩ chủ quan của tôi về các phát biểu của ông.

Tiến sỹ Dương Ngọc Dũng được biết đến như nhà kinh tế học, triết học và tôn giáo học. Ông nổi tiếng trong và ngoài nước về các nghiên cứu và giảng dạy của ông ở các trường đại học, trong đó có trường đại học KHXH&NV Sài Gòn.

Với tính cách mạnh mẽ, ông phê phán đạo phật một cách thẳng thắng dựa trên các quan điểm cá nhân và các sự kiện không mấy tốt đẹp về các vị tu sĩ trong thời gian gần đây. Khi xem các buổi tọa đàm giữa ông và các sinh viên phát trên youtube trước hàng chục sinh viên và hàng triệu người sử dụng mạng xã hội, ông quy chụp và đả kích đạo phật một cách mạnh mẽ.

Về phương diện luật pháp Việt Nam, việc xúc phạm và bôi nhọ tôn giáo là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Không chỉ có Phật Giáo mà tất cả các tôn giáo khác, mọi người đủ tuổi vị thanh niên điều có thể tham gia tôn giáo mà mình coi là phù hợp với bản thân và không vi phạm pháp luật.

Về phương diện người thầy, việc một người thầy đứng trước sinh viên đả kích một tôn giáo là việc tối kỵ, điều tối kỵ ở đây không phải là gieo rắc cho sinh viên ác cảm với tôn giáo đó, mà là tập cho sinh viên tính đả kích, nghi kỵ một điều gì đó trong khi chưa biết được chân lý của nó. Người thầy, nhất là thầy dạy về nhân văn và triết học. Luôn hướng sinh viên tiếp cận các khái niệm và từ đó bản thân sinh viên chọn con đường mà họ muốn theo. Đó là sự đa dạng của tâm hồn. Ở đây, ông đang gói gọn tâm hồn sinh viên trong sự đả kích và đố kỵ vô căn cứ của mình.

Về phương diện tín ngưỡng, mọi tôn giáo trên thế giới điều có chân lý và lý tưởng riêng. Để tồn tại được thì tôn giáo đó đã chứng minh được nó phù hợp với nhu cầu tâm linh của người theo nó. Đạo Phật không ngoại lệ, để tồn tại và có số lượng tín đồ đông đảo thì Phật Giáo cũng có triết lý và chân lý riêng của mình để tồn tại hàng nghìn năm qua. Các vị tu sĩ của các tôn giáo khác cũng khổ luyện tu tập để mục đích cuối cùng là gì? tìm ra chân lý của sự sống. Bất cứ đạo giáo nào, ai ai cũng muốn vương đến cái tốt đẹp, chân thiện mỹ cho bản thân họ và người xung quanh. Nhu cầu trang sức, quần áo… làm đẹp cho cơ thể vật lý. Nhu cầu tín ngưỡng làm đẹp cho tâm hồn.

Về phương diện đạo đức và nhân văn, tôi thấy nền tảng về đạo đức của ông có vấn đề. Đạo đức của một người thầy, đạo đức của một nhà xã hội học và tính nhân văn cơ bản của một con người. Anh có thể suy nghĩ theo quan điểm cá nhân của mình nhưng anh không được gieo rắc quan điểm lệch lạc vào học trò của mình. Những học trò khoái chí ngồi nghe anh bỡn cợt đó nếu không có một sức khỏe tinh thần mạnh mẽ thì sau này cũng sẽ trở thành những người thiển cận và thiếu nhân văn như ông. Một người có nền tảng đạo đức vững chãi sẽ không bao giờ tìm cách phá hoại nét đẹp tinh thần của người khác, đặc biệt là tín ngưỡng.

[Chúng ta may mắn]: Sau sự kiện này tôi mới rút ra một bài học, chúng ta may mắn được sống trong xã hội hiện đại, được tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau. Xử lý và phân biệt được thông tin để mọi người cùng hướng về một chân lý cơ bản là “Cái đúng”.

[Chúng ta may mắn]: Tiến Sỹ Dũng cũng đã cho chúng ta biết được khoảng cách giữa học hàm / học vị và chân lý đời thường là khá xa. Và để một người có học vị như ông nhận ra khoảng cách đó cũng không hề đơn giản.

Cảm ơn Anh/Chị đã đọc.

Cuong Dang

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

%d bloggers like this: