Kính chào các bạn,
Mình làm trang blog này nhằm mục đích chia sẻ và học hỏi về công nghệ, kỹ thuật máy tính. Mình không quan tâm đến chính trị, chính em ở đây. Nhưng gần đây chính phủ trình quốc hội dự thảo cho nước ngoài thuê đất một thời gian dài đến 99 năm trên ba đặc khu kinh tế như Văn Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Với tư cách là một người dân Việt Nam mình không thể im lặng mãi được.
Hôm nay mình viết bài này nhằm mục đích phân tích xem nguyên nhân, cái lợi và cái hại của việc cho thuê đất (đặc khu) dài hạn đến 99 năm của chính phủ đang trình lên quốc hội.
Thứ 1: Đặc khu là gì ?
Đặc khu kinh tế còn gọi là khu kinh tế tự do, kinh tế mở, khu thương mại tự do, đặc khu kinh tế bao gồm chính sách thuế đặc biệt, khu công nghiệp, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc khu kinh tế thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng các hình thức ưu đãi về thuế, môi trường đầu tư, chính sách nhân lực lao động uyển chuyển, vị trí địa lý thuận lợi như cảng biển…
Thời hạn cho thuê đất làm đặc khu kinh tế tùy thuộc vào luật pháp nước cho thuê, thường là dưới 50 năm.
Thứ 2: Vị trí địa lý
Ba đặc khu kinh tế được đề cập đến trong dự luật trình quốc hội như các bạn thấy trên hình, với một người dân bình thường khi nhìn vào ba vị trí trên như ba cái gọng kìm khu vực ba nước đông dương từ hướng biển đông vào.
Vân Đồn : Một địa danh nằm sát nách Trung Quốc và biển Đông, hướng đông giáp biển đông thuận lợi cho việc giao thông đường thủy, hướng bắc đi ra cửa khẩu Móng Cái Quảng Ninh.
Bắc Vân Phong: Vịnh Văn Phong là một trong những vịnh nước sâu và trải dài trên mảnh đất miền trung Việt Nam nằm cách vịnh Cam Ranh không xa. Tổng diện tích của vịnh bao gồm đất liền và biển là 150,000ha, Vịnh Văn Phong còn rất sơ khai, tuy vị trí địa lý không thuận lợi và hoàn hảo như Vịnh Cam Ranh nhưng Vịnh Vân Phong cũng có những dãy núi che chắn giúp tàu thuyền tránh bão, không có luồn lạch chảy mạnh, độ sâu trung bình là 20m rất thuận lợi cho tàu thuyền có tải trọng lớn và tàu chiến. Hơn thế nữa, từ Vịnh Vân Phong vào Vùng đất Tây Nguyên rất gần. Về vị trí địa lý, Tây Nguyên là vùng đất được xem như xương sống của Việt Nam và có đường biên giới giáp với Lào ở hướng Tây.
Đảo ngọc Phú Quốc : Đảo Phú Quốc nằm hướng Tây Nam Việt Nam và được xem như cửa sau vào Việt Nam. Đảo Phú Quốc được mệnh danh là đảo ngọc vì môi trường sinh thái tự nhiên rất đa dạng phong phú từ hải sản cho đến sinh thực vật trên đảo. Đảo Phú Quốc có diện tích cực lớn là một trong những cánh cửa ra Đông đi Cambodia, Thailand, Singapore và Malaysia.
Nếu nhìn một cách tổng quan, ba vị trí này rất trọng yếu về quân sự và an ninh quốc phòng, nhưng một cái kìm 3 gọng cặp vào Việt Nam.
Thứ 3: Lợi ích của 03 đặc khu kinh tế (theo vnexpress.net)
Thứ 4: Cái bánh vẽ
Như cái “Bánh vẽ” của dự luật đặc khu kinh tế với những con số khủng và đầy hứa hẹn từ chính phủ liệu chúng ta có trở nên giàu hơn ?
Chi tiết từng hạn mục xem ra rất xuôi tai, phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế bla..bla… Nếu nhìn vào vị trí địa lý, phú quốc là một ốc đảo cách xa đất liền Việt Nam nếu có phát triển chỉ có phát triển du lịch và bất động sản. Tôi không tin văn hóa, giáo dục gì ở đây, nhà đầu tư sẽ làm gì ở đây với chính sách thuế và chính sách vay đầu tư ở đây. Nói một cách dân dã cho dễ tưởng tượng, bạn qua nhà thằng bạn thuê nó miếng đất xong rào lại bạn tự do làm gì thì làm, ok có thể trong hợp đồng thuê có những điều khoản ràng buộc này nọ nhưng ai biết bạn làm gì trong đó. Bạn lấy miếng đất của thằng bạn đang thuê lại đi cầm cho ngân hàng của thằng bạn để vay tiền, phần lợi nhuận khi đầu tư bạn bỏ túi.
Nếu nhìn công ty của Trung Quốc đang làm ăn trên toàn thế giới bạn sẽ thấy giật mình. Những nước ở vùng châu Phi, công ty Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của chính phủ vung tiền đầu tư vào “Đặc khu kinh tế”, đi vay tiền chính nước sở tại để làm nguồn vốn đầu tư. Sự lũng đoạn nền kinh tế từ Trung Quốc, các quốc gia tránh vỡ nợ đã phải cầm cố đất đai, cảng biển cho Trung Quốc mặc sức khai thác tài nguyên thiên nhiên, câu kết với thành phần tham nhũng trong chính phủ làm mục rữa bộ máy chính quyền của đất nước đó.
Nếu nhìn lại lịch sử, Việt Nam đã từng có bài học đau đớn của cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng với công hàm gây tranh cãi mà người Việt Nam đành ngậm bồ hòn làm ngọt và không thể phản kháng về mặt pháp lý. Bản chất dự thảo luật đặc khu kinh tế không khác nào cái công hàm năm xưa kia.
Dự án “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc đi xuyên qua các nước kém phát triển và sự thật dã tâm của họ đã dần phơi bày. Một cái bẫy quá ngọt ngào, Trung Quốc cho vay tiền quá dễ dàng, đến đáo hạn các nước ấy phải cầm cố cảng biển và tài nguyên thiên nhiên để trả nợ. Lãi mẹ đẻ lãi con không biết bao giờ mới dứt, cán bộ tham nhũng cấu kết với Trung Quốc thì đã cao chạy xa bay để lại người dân, con cháu họ phải gánh.
Thứ 5: Quốc hội, các bộ ngành là ai ? Các ông nghị đang ở đâu trong bước tranh này ?
Các đại biểu quốc hội (ông/bà nghị) được nhân dân bầu ra là những người “có tài, có đức” đại diện cho hơn 90 triệu dân nói lên tiếng nói của mình. Ngoài những nhân vật liên tiếng như DB Dương Trung Quốc v.v.v nói lên tiếng nói của mình còn các vị khác thì sao ? Các vị luôn miệng nói cách mạng 3.0, 4.0 bla bla nhăn nhít tốn thời gian. Các vị có biết chỉ một cái nút bấm “Đồng Thuận” của các vị thì trên 90 triệu con người sẽ được quyết định có thể phồn vinh hay mãi mãi bị chà đạp không thể ngóc đầu lên được ?
Các vị bộ trưởng, thay vì đầu tư chất xám vào việc suy nghĩ đổi tên “Trạm thu phí BOT” thành “Trạm Thu Giá” nhằm mục đích lách luật mà quốc hội đã thông qua, bàn cãi tốn kém giấy mực thì hãy làm tốt công việc của mình. Có trách nhiệm với công việc của mình, với xã hội và thế hệ sau.
Ngành tư pháp thay vì cố xử cho bằng được một bác sỹ chuyên chữa trị bệnh nhân không qua đào tạo chuyên môn bảo trì thiết bị chạy thận thì hãy xem xét tính nhân văn và công bằng để người dân tin là có luật pháp.
Ngành công an với lực lượng chìm, nỗi hùng hậu hãy làm cho Sài Gòn bớt cướp giật người dân có thể thoải mái cầm điện thoại nói chuyện ngoài đường, thay vì cố tịch thu xe chè của bà già bán dạo trên hè phố….
Ngành giáo dục đừng phí phạm tiền của đẻ ra thêm nhiều tiến sỹ, thạc sỹ theo ngân sách nữa, hãy trăng trở về hàng chục nghìn sinh viên ra trường chạy Grabike kiếm sống, học trò bớt đánh thầy, giáo viên bớt dạy thêm đi.
Khi bị trất vấn các vấn đề, các vị lẫn tránh vòng vo, giải thích rất thấu tình đạt lý rất bùi lỗ tai. Hãy thôi đi câu cửa miệng “Nước ta sau giải phóng gặp nhiều khó khăn, dân ta còn nghèo, dân trí thấp v.v.v”. Đứa trẻ sinh ra sau giải phóng giờ cũng hơn 40 tuổi và cũng gần chết rồi.
Thứ 6: Thu hồi đất !!!
Một câu hỏi đơn giản đặt ra là làm sao thu hồi đất sau khi hết thời hạn thuê ?
Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng rất hóc búa, tôi dám cá là không ai trả lời được. Trước kia, Trung Quốc đã thất bại nhục nhã dưới tay Anh quốc và phải để cho anh thuê HongKong với thời hạn 50 năm, sau đó hàng chục năm dùng quyền lực mềm, thậm chí đe dọa chiến tranh, năm 1997 HongKong mới được Anh trao trả lại cho Trung Quốc. Thực tế mà thấy rằng, năm 1997 Anh và Trung Quốc là hai quốc gia hùng mạnh bật nhất thế giới và việc Anh chấp nhận trả lại HongKong là điều rất hi hữu. Nhìn lại vị thế Việt Nam, ngoài quá khứ hào hùng hơn 1000 năm đánh nhau với Trung Quốc, con chúng ta có gì và làm sao đòi lại mảnh đất của mà cha ông nó đã chấp bút cho thuê trước đó ???.
Xin lỗi các vị lãnh đạo, đừng nói đến pháp luật với Trung Quốc ở đây, cả chục quốc gia có lãnh thổ trên biển Đông nhưng Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò tuyên bố chủ quyền trong vòng có vài năm còn được, đừng nói đến cả trăm năm cho thuê đất.
Tôi không tin là các vị không đủ tỉnh táo để nhận định ra vấn đề.
Dĩ nhiên nhà nước có cách của nhà nước, dân gian có câu “Để nhà nước lo”. Các nhà ngoại giao có những phương thức ngoại giao “thần thánh”, “Uyển chuyển”,”Nhu, cương đúng lúc”…Vâng, chúng tôi đã nghe thấy nhiều rồi, chúng ta thắng về mặt ngoại giao như truyền thông ca tụng nhưng thực tế là Trung Quốc vẫn chở gạch đến xây nhà, đổ bê tông lên đảo chúng ta làm sân bay đấy thôi….
Thứ 7: Xâm chiếm văn hóa
Sự giao thoa văn hóa toàn cầu là cần thiết trong thời đại toàn cầu hóa. Giao thoa là sự tự nguyện tiếp nhận văn hóa giữa các bên của dân tộc và đó cũng là thực tế không tránh khỏi. Đối với văn hóa Trung Quốc hoàn toàn khác, một thứ văn hóa lạ lùng nhất thế giới. Nếu bạn đã từng chứng kiến từng đoàn khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam bạn sẽ thấy, những công ty Trung Quốc đang đầu tư tại Việt Nam, cách họ đối xử với công nhân…
Nếu chấp nhận cho Trung Quốc thuê ba đặc khu này, về văn hóa có thể theo hai chiều hướng: Người Trung Quốc sẽ tự do đi lại và làm việc tại các địa phương này, dân bản địa sẽ là những vị khách trên chính quê hương của họ, dân bản địa sẻ bị gạt ra. Chiều hướng thứ 2, dân bản địa sẽ cùng sinh sống với người Trung Quốc, văn hóa, phong tục Trung Quốc sẽ ăn sâu vào dân bản địa nhưng một hình thức “Cưỡng bức văn hóa”. Nên nhớ rằng 100 năm sẽ là 3 thế hệ con người sự đồng hóa xãy ra hoàn toàn tự nhiên và việc đòi lại đất hầu như không có khả năng.
Thứ 8: Chốt !!!
Vẫn theo triết lý nhà phật, chết là hết, vạn sự tùy duyên… 100 năm sau, thế hệ chúng tôi và thế hệ các vị cũng đã hóa mấy kiếp rồi… nhưng đâu đó hậu duệ của chúng ta sẽ nhắc lại chúng ta là những kẻ bán nước giống như chúng ta đang nhắc đến Nguyễn Ánh vậy.